Saturday, 20/04/2024 - 10:20|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Cẩm Trung

BÀI DỰ THI “ NHỮNG KỈ NIỆN SÂU SẮC VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU”

BÀI DỰ THI  “ NHỮNG KỈ NIỆN SÂU SẮC VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU”

BÀI DỰ THI

“ NHỮNG KỈ NIỆN SÂU SẮC VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU”

Phần 1: Thông tin về cá nhân.

  1. Họ và tên: Nguyễn Thị Phương.

Ngày tháng năm sinh: 12-03-1979.

Địa chỉ: trường THCS Cẩm Trung xã Cẩm Trung- Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh.

Điện thoại :0968288618.

  1. Thông tin về cơ sở giáo dục: Trương THCS Cẩm Minh. Nay là THCS Minh Lạc. Phân hiệu Cẩm Minh, Xã Cẩm Minh- Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh.

Phần II: Tác phẩm dự thi:

                                    NƠI BẮT ĐẦU MỘT TÌNH YÊU.

 

Cầm quyết định trên tay mà lòng xúc động rưng rưng. Ước mơ từ tấm bé đã trở thành hiện thực. Một đêm không ngủ. Tôi vẽ ra trong đầu viễn cảnh của ngày mai. Bức tranh với những mảng màu tươi sáng. Ngôi trường trong thơ ca có mái ngói đỏ tươi và hàng cây xanh rì rào trước cổng, những tấm bảng cuộc đời màu trắng mà ai đó đã có những nét vẽ đậm nhạt trước tôi. Bao nhiệt huyết tuổi trẻ cùng với một tình yêu ấp ủ bấy lâu được đứng trên bục giảng trước những ánh mắt xoe tròn, hồn nhiên, vô tư. Nói câu gì đầu tiên bây giờ…

Trời vừa tang tảng sáng, con đường làng vẫn còn nằm im lìm nằm quanh co bao bọc lấy niềm quê, khói rơm từ các mái nghèo quyện trong sương sớm đã quen thuộc từ lâu lắm bỗng hôm nay thơm một cách kì lạ. Chiếc xe Mi-ni Nhật đã cũ mà bố mẹ tôi cố hết sức tặng con gái món quà ngày đầu nhận công tác cứ lăn bánh đều đều theo vòng tròn bàn chân. Tôi nghêu ngao vài câu ví dặm bà nội vẫn hay hát mỗi khi nghe chuyện ngày xưa của ông bà. Quãng đường gần 10km cứ ngắn dần trong tôi.

Trường trung học cơ sở Cẩm Minh đã hiện ra trước mắt. Không phải ngôi trường trong thơ.Ở tận phía nam Cẩm Xuyên đây là cơ quan giáo dục xa trung tâm của huyện nhất. Trên đỉnh một quả đội được bạt phẳng, một không gian khoáng đạt, rộng lớn. Ba dãy nhà cấp bốn xếp thành hình chữ u, cũ kĩ, già nua bởi dấu vết thời gian nhưng vẫn sạch sẽ, tươm tất, gọn gàng. Bao quanh sân trường không có tường vôi trắng mà là những tấm mền bằng tre được cắt thẳng tắp ngay ngắn, nhìn qua cũng đủ cảm nhận tâm huyết của con người sống và làm việc ở nơi này. Tôi xuống xe dắt bộ vào trường. Cổng vào dài lắm,  lại còn dốc nữa, phải cúi người để đẩy, nếu ai đó yếu đuối chắc còn thở không ra hơi.

Đón tôi là một thầy giáo luống tuổi, khuôn mặt hình vuông, ánh mắt sáng, mái tóc bạc xóa, nụ cười rạng rỡ thân thiện.

  • Thế này thì sao chịu được nắng gió nơi đây.

Tôi dựng xe chào thầy.

  • Dạ! Nhà em ở gần đây, lại lớn lên từ gốc rạ nên có lẽ em chịu được.

Mãi đến sau này tôi mới thật sự thấm thía cái từ “nắng gió” mà thầy nói. Đó là thầy hiệu trưởng đầu tiên trong sự nghiệp cầm phấn của tôi. Thầy Võ Quang Điện. Tôi nộp quyết định cho thầy, những câu chuyện chào nhau ban đầu giờ tôi không còn nhớ nữa nhưng ấn tượng cái vị chè xanh thầy mời tôi thưởng thức trong chiếc bát sứ màu trắng đến tận bây giờ vẫn còn là nỗi nhớ nôn nao trong tôi.

          Trường có 18 giáo viên, trừ thầy hiệu trưởng đã già còn lại chưa có ai lập gia đình hết. Nội trú phía sau mỗi giờ lên lớp lại đầy ắp tiếng cười. Bữa cơm sớm chiều kể cùng nhau những câu chuyện tình lãng mạn. Để rồi lại hình thành những cặp đôi. Bên cạnh giếng khơi cô giáo giặt đồ chung với một người thầy cũng gợi lên sự tò mò trong ánh mắt con trẻ. Biết bao yêu thương cứ thế đong đầy.

          Khóa học sinh đầu tiên giờ đã trở thành những người cha, người mẹ, có em là đồng nghiệp vẫn ngày ngày cầm phấm đứng trên bục giảng như tôi. Có em từ nhỏ đã nuôi ước mơ trở thành người lính, ôm súng hành quân mà mênh mang nỗi nhớ quê nhà. Có những em phải xa quê vật vã mưu sinh cuộc sống. Mới đây thôi thằng Sơn cưới vợ muộn mà cả lớp vỡ òa trong hạnh phúc gặp lại nhau. Tôi có quá nhiều kỉ niệm với 9A ngày đó. Những đứa học trò nghèo nghịc ngợm, hồn nhiên, vô tư, và đáng yêu vô cùng.

          Phan Viết Phúc. Nó đặc biệt nhất với tôi trong lớp học. Con trai, viết tay trái, chữ đẹp như chữ viết trong tờ giấy khen. Ngay cả hành trình lên lớp của nó cũng là một điều đặc biệt. Nghỉ học nhiều ngày nhưng khi thi khảo sát lại chẳng kém bạn nào. Nó lớn nhất lớp chỉ thua tôi 2 tuổi, nên giờ mỗi lần gặp nhau nó lại gọi “ chị Phương”.

 Một ngày tháng 3 năm 2001. Cũng như bao giờ học khác, tôi cuốn lại tấm bản đồ lên lớp môn Lich sử, vừa đi vùa huýt sáo bài hát được phổ nhạc từ tác phẩm “Đồng Chí” của Chính Hữu. Lớp 9A im lặng hơn thường ngày, Những đứa trẻ nghèo của Cẩm Minh vốn rất ngoan hiền đến tội nghiệp hôm nay nhìn nhau lầm lũi.

  • Lượng. Em báo cáo số lớp.

      -Dạ! Lớp vắng 1. Dạ bạn Phúc có khi không đi học nữa cô ạ. Hôm trước em thấy bạn buồn buồn, nói có lẽ mình xếp lại tuổi học trò ở đây. Nếu gặp cô Phương , chắc không thể chia tay nổi! Tôi lặng người. Đã bao lần bỏ học rồi lại đi, đã bao lần cố gắng, đã bao lần trăn trở nghĩ về mẹ và các em mà giọt nước mắt của đứa trẻ 15 tuổi nuốt vào trong. Nó đã rất cố gắng. Thay bố đặt trên vai gánh nặng của gia đình nó như già đi so với lũ bạn cùng trang lứa.

          13h chiều hôm đó. Năm thầy cô giáo cùng các bạn lại vượt qua con đê ngoằn nghèo bùn sục đến quá đầu gối. Mái nhà tranh lụp xụp dưới tán cây Trứng gà vẫn thế. Mẹ của Phúc bên cây chuối dài, bàn tay gầy guộc thái ra tùng lát mỏng một cách khó khăn. Thấy chúng tôi đến, bà liền đứng dậy khó nhọc. giọng chào run run.

Cháu Phúc đã đi sáng nay. Tội nghiệp thằng bé… Người mẹ khắc khổ cả một đời, thương con mà bất lực. Chúng tôi trở về, lòng nặng trĩu. Nó học rất giỏi. Giá như mẹ em ấy không ốm đau, giá như bố còn, giá như…

Phúc đã có gia đình. Cuôc sống cũng đã khá hơn. Về làng quê Cẩm Minh bây giờ các ngõ xóm điện sáng như thành phố. Mái trường đẹp như trong thơ. Cái nghèo ở lại sau lưng, những đứa trẻ đến trường trong tiếng cười hạnh phúc. Tôi đã đến nhiêu ngôi trường mới. Trong góc nhỏ  kí ức vẫn còn hình bóng đứa đứa học trò thân yêu.

 

  

 

 

Lượt xem: 1.149
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3
Hôm qua : 81
Tháng 04 : 474
Năm 2024 : 2.082